Cách ăn muối “healthy” không lo hại cho sức khỏe

Trước đến nay chúng ta vẫn luôn nghe những cảnh báo về những tác hại khi ăn đồ mặn sẽ gây hại cho sức khỏe, dễ dẫn đến những căn bệnh như tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, dạ dày,…Nhưng có một số người có khẩu vị “đậm đà” rất khó để có thể “cai” đồ mặn ngay. Nhưng vẫn có một số giải pháp thay thế các chất mặn gia vị thông thường bằng những sản phẩm khác lành mạnh hơn, cùng Behapy khám phá nhé!

1. Vai trò của muối trong cơ thể con người

Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,… Bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi.

Muối ăn là gì? Phân biệt các loại muối ăn thông dụngTuy nhiên, khi bù đắp sự thiếu hụt này, nhiều người thường có thói quen sử dụng khá nhiều muối vì loại gia vị này rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn. Nhưng ăn mặn thường xuyên sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, về lâu dài sẽ dễ mắc rất nhiều các bệnh sau đây:

Cao huyết áp và bệnh tim mạch

Bạn hỏi, Bác sĩ trả lời - Bệnh cao huyết áp | Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà NẵngThận có vai trò loại bỏ hàm lượng Natri dư thừa trong máu và sẽ gặp rắc rối khi Natri trong máu tăng cao. Khi chúng ta nấu nướng và tiêu thụ thức ăn quá mặn, lượng muối ăn đi vào cơ thể quá nhiều, vượt quá khả năng loại bỏ của thận. Lúc này cơ thể sẽ giữ nước để pha loãng Natri, dẫn đến tăng lượng dịch xung quanh tế bào làm sưng phù và tăng thể tích máu, tạo gánh năng cho tim. Theo thời gian, áp lực máu tăng sẽ dẫn đến bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy tim. Và cao huyết áp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch với 2/3 các ca đột quỵ và ½ số ca bệnh tim.

Đột quỵ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thường xuyên dùng đồ ăn mặn dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Rối loạn chức năng thận

Các dấu hiệu rối loạn chức năng thận | VinmecĂn nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, tăng khả năng hình thành sỏi thận và tình trạng huyết áp cao cũng gây hại cho thận.

Loãng xương

5 cơ sở khám chữa bệnh Loãng xương uy tín ở Hà NộiCác nghiên cứu cho thấy số lượng Canxi mà cơ thể thải qua thận sẽ gia tăng theo số lượng muối ăn vào và khẩu phần ăn giảm muối sẽ tạo ra cân bằng dương cho Canxi, tức làm giảm tình trạng mất Canxi. Điều này cho thấy ăn nhiều Natri sẽ làm tăng đào thải Canxi, gây thiếu xương và loãng xương.

Ung thư

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn nhiều muối và Natri hay nhiều thức ăn ướp muối, gia vị mặn có liên quan tới việc gia tăng ung thư dạ dày.

Gây bệnh dạ dày

Đừng bỏ qua những thói quen này vì nó giúp bạn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quảMuối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

Hen suyễn

Sử dụng nhiều đồ ăn mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch,… và nhiều bệnh lý khác.

2. Tập thói quen ăn mặn như thế nào để cung cấp lượng muối vừa đủ?

Puro Healthy Salt (1Kg) - Gói 2 thực phẩm muối Himalaya - quả hồ đào muối png tải về - Miễn phí trong suốt Muối Himalaya png Tải về.Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế, hiện nay, trung bình mỗi người Việt hằng ngày đang ăn thừa gấp 2-3 lần so với lượng muối theo khuyến nghị là 5g/ngày. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn nên thực hiện giảm muối trong chế độ ăn của gia đình. Cụ thể:

  • Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối,… Nguyên nhân là vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Nếu vẫn muốn ăn các thực phẩm này, người dùng nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).
  • Chọn cách chế biến món ăn: nên chế biến món luộc, hấp thay vì món cần nhiều gia vị mặn trong quá trình chế biến như món kho, rim, rang,… để làm giảm lượng muối ăn vào hằng ngày từ các loại đồ ăn mặn.
  • Khi nấu nướng, nếu muốn gia giảm gia vị mặn, người nấu nên nếm thức ăn trước khi thêm gia vị để đảm bảo cho vào lượng vừa đủ, không cho quá nhiều. Ngoài ra, mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần có natri – tương tự thành phần chính của muối ăn – nên người nội trợ cũng nên hạn chế dùng mì chính để tăng vị ngọt của món ăn.
  • Nên giảm ăn muối một cách từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần thích nghi.
  • Giảm lượng gia vị mặn chứa nhiều muối cho vào món ăn bằng cách chế biến với các loại gia vị khác để tăng cảm giác của vị giác.
  • Tự nấu ăn ở nhà để chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất.
  • Hạn chế chấm nước mắm, bột canh,… Tốt nhất, khi ăn các loại nước chấm trên người dùng nên pha loãng, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi.
  • Nên sử dụng muối và bột canh có chứa iốt để phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt.

Muối là loại gia vị có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn. Do đó, chúng ta cần chú ý hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, có chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, bảo vệ gia đình mình chống lại bệnh tật.

3. Các loại muối “healthy” thay thế cho các loại muối truyền thống

Đặc biệt có thể thay thế các loại muối ăn thông thường bằng các loại muối thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe. Hiện nay nổi bật trong “Làng Healthy” có 2 loại muối tiêu biểu rất thân thiện với cơ thể con người chúng ta đó chính là muối hồng Himalaya và Muối tre nung 

Muối hồng Himayla: Muối hồng dạng nhuyễn Himalaya được xem là loại muối cực kì tinh khiết trên thế giới. Bởi chúng được khai thác từ các mỏ muối nằm sâu dưới chân núi Himalaya, các mỏ muối này được hình thành từ vùng biển với hệ sinh thái nguyên sơ hoàn hảo, do các thay đổi địa hình đã đẩy dãy núi Himalaya lên cao. Sau quá trình kiến tạo, nước bốc hơi và tất cả khoáng chất tự nhiên cô đọng tạo thành những mỏ muối rộng lớn.

Muối hồng hoàn toàn tinh khiết và an toàn cho sức khỏe con người, đặc biệt là người mắc các chứng bệnh huyết áp cao. Các khoáng chất như Cr, Mn, Mg,… có trong muối hồng Himalaya tham gia vào quá trình điều chỉnh và sản xuất insulin giúp điều hòa và ổn định đường huyết. Bạn có thể tìm mua Muối hồng Himalaya uy tín chất lượng tại đây nhé, đảm bảo không khiến bạn thất vọng.

Muối tre nung: Muối tre nung được biết đến là một món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, được sản xuất bằng cách đặt muối biển vào bên trong ống tre dày, lấy bùn bịt kín hai đầu và dùng củi thông để nướng. Đây là quá trình tinh chế muối biển và để các loại dầu và khoáng chất có trong tre, bùn ngấm vào muối. Nhờ hấp thụ khoáng chất cùng hương vị từ tre và bùn, muối không những rất thơm ngon mà còn có lợi cho sức khỏe.

Muối tre có nhiều khoáng chất hơn muối thường, có tác dụng làm dương hóa cơ thể. Hoa quả không chỉ có vị ngon đặc biệt khi ăn với muối tre mà muối còn có tác dụng làm cân bằng axit trong hoa quả. Muối tre nung có rất nhiều cách sử dụng rất đa dạng: 

  • Ăn: dùng ăn hàng ngày như gia vị, nêm vào thức ăn, làm muối vừng, chấm hoa quả…
  • Uống: 5mg muối tre hữu cơ pha với 1.5 lít nước uống, uống 1-2 lít mỗi ngày.
  • Ho và viêm họng: 5mg muối tre pha với 1.5 lít nước uống, uống 1-2 lít mỗi ngày.
  • Bệnh cao huyết áp: 5mg muối tre pha với 1.5 lít nước uống, uống 1,5-3 lít mỗi ngày.
  • Đau răng: súc miệng với nước muối tre.
  • Viêm xoang: hít vào một chút muối tre.
  •  Bệnh về da: rửa da bằng nước muối tre để có làn da khỏe đẹp.
  • Tóc rụng gẫy: gội đầu bằng nước muối tre và massage nhẹ.
  • Đau khớp: dùng muối tre xoa bóp khu vực bị đau.
  • Khử mùi: dùng muối tre massage phần cơ thể có mùi khó chịu trong 10 phút.

Hiện Behapy đang phân phối muối tre nung thực dưỡng rất thân thiện với sức khỏe người dùng, bạn có thể tham khảo ngay tại đây!

Trên đây là một số chia sẻ của Behapy về cách dùng muối đúng cách để hạn chế gây hại cho sức khỏe. Bạn đừng nên ăn quá mặn gây bệnh tật có hại cho sức khỏe. Thay vào đó nếu đã quen và khó bỏ khẩu vị đậm đà của mình, bạn có thể lựa chọn những loại muối “healthy” như những gợi ý trên của Behapy nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.